DHTax

Sau khi ly hôn người mẹ làm thế nào để giành quyền nuôi con?

Hỏi: Kính chào Luật sư của công ty Luật DHLaw. Kính mong Luật sư tư vấn giúp tôi về các loại giấy tờ để ly hôn thuận tình và quyền nuôi con. Sau khi kết hôn chúng tôi có 2 cháu chung, cháu lớn nay 6 tuổi, cháu nhỏ 5 tuổi. Nhưng vì vợ chồng có quá nhiều mâu thuẫn không thể nào tháo bỏ được nên đã quyết định ly hôn. Và tôi muốn nhờ Luật sư giúp tôi để tôi có thể giành quyền được nuôi 2 cháu, vì chồng tôi công việc không ổn định lại hay say xỉn, cá độ. Trân trận cảm ơn Luật sư. 

Sau khi ly hôn người mẹ làm thế nào để giành quyền nuôi con?
Sau khi ly hôn người mẹ làm thế nào để giành quyền nuôi con?
Đáp: 

DHLaw chào chị, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi tâm sự về gia đình mình. Để không phụ lòng tin tưởng của chị DHLaw chúng tôi xin tư vấn vấn đề của chị như sau:

Thứ nhất, về thủ tục tiến hành ly hôn mà chị cần chuẩn bị gồm:

- Mẫu đơn ly hôn thuận tình theo quy định của Tòa;

- Kèm theo đó là Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

- Hộ khẩu và CMND của hai vợ chồng;

- Giấy khai sinh của hai cháu;

- Nếu có tài sản chung thì chị cần cung cấp các giấy tờ chứng minh đó là tài sản chung.

Tất cả những hồ sơ về ly hôn thuận tình mà chị đã chuẩn bị sẽ được gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi mà chị hoặc chồng chị đang cư trú.

Thứ hai, về quyền giành nuôi con

Theo như chị trình bày thì vợ chồng chị có 2 cháu, do đó khi tiến hành ly hôn ở thời điểm này thì cần căn cứ vào Khoản 2 Điều 81 của Luật Hôn nhân – gia đình 2014:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”


Trên đây là những quy định của pháp luật về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Như vậy, nếu chị muốn giành quyền nuôi hai cháu thì phải thỏa thuận với chồng chị xem ảnh có đồng ý hay không. Trong trường hợp mà anh không đồng ý cho chị nuôi 2 cháu, chị có quyền yêu cầu Tòa án giao con trực tiếp cho chị nuôi nhưng với điều kiện là chị cần chứng minh được chồng chị không có đủ điều kiện để chăm sóc con như:

- Công việc không ổn định;

- Thu nhập hàng tháng thấp;

- Môi trường sống và lối sống không lành mạnh.

Sau khi chị đã trình bày, chứng minh chồng chị không đủ điều kiện để nuôi cháu thì chị cũng cần phải chứng minh rằng mình có đủ điều kiện để nuôi các con.

- Có công việc ổn định và thu nhập ổn định;

- Có sẵn nơi ở hợp pháp;

- Có thời gian chăm sóc con;

- Có môi trường sống đảm bảo cho các con phát triển tốt về mặt thể chất lẫn tinh thần.

Không biết những gì mà DHLaw chia sẻ trên đây chị đã nắm qua chưa. Nếu như chị còn vướng mắc gì chưa hiểu thì chị vui lòng đến trực tiếp công ty để được tư vấn Luật cụ thể, kịp thời, miễn phí.

----------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ

Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: 103 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850 hoặc 01656 049 000

Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thủ tục ly hôn với người mất tích

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài

Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài