DHTax

Quy định của pháp luật về đòi lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Hỏi: Chào Luật sư, tôi và vợ đã ly hôn, con tôi hiện dưới 36 tháng tuổi nên Tòa án phán xét cho cô ấy trực tiếp nuôi con. Thế nhưng, sau khi ly hôn được mấy tháng, tôi phát hiện cô ấy cặp bồ với một người đàn ông đã có gia đình và đưa con cho nhà ngoại nuôi. Vậy Luật sư cho tôi hỏi tôi có thể làm đơn để giành lại quyền nuôi con được không? Nhờ Luật sư tư vấn hộ tôi, cám ơn luật sư nhiều.
Quy định của pháp luật về đòi lại quyền nuôi con sau khi ly hôn
Quy định của pháp luật về đòi lại quyền nuôi con sau khi ly hôn

Đáp: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về chuyên mục hỏi đáp pháp luật của chúng tôi. Với câu hỏi này chúng tôi xin đưa ra hướng tư vấn cho anh như sau.

Theo Luật hôn nhân – gia đình 2014 quy định tại Điều 84 như sau:

“1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

- Cha, mẹ có quyền thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của bộ luật Dân sự.

5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích cho con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

- Người thân thích;

- Cơ quan quản lý Nhà nước về gia đình;

- Cơ quan quản lý Nhà nước về trẻ em;

- Hội liên hiệp phụ nữ.”


Theo như những gì mà anh trình bày thì giờ anh muốn giành lại quyền nuôi con vì phát hiện vợ không phải là người trực tiếp nuôi con. Thế nhưng để giành được quyền nuôi con thì anh cần phải chứng minh cô vợ đã ly hôn không đủ điều kiện và trách nhiệm để chăm sóc, nuôi dưỡng con.

Sau khi đã tìm được bằng chứng chứng minh vợ không đủ trách nhiệm để nuôi con lúc này anh có thể làm đơn khởi kiện kèm chứng cứ nộp lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ anh đang cư trú.

Về thủ tục khởi kiện đòi lại quyền nuôi con sau khi ly hôn gồm:

- Đơn khởi kiện theo mẫu;

- Bản án ly hôn;

- Sổ hộ khẩu, CNMD;

- Giấy khai sinh của con;

Các bước tiến hành đòi lại quyền nuôi con gồm:

- Bước 1: Anh nộp đơn khởi kiện về việc thay đổi người nuôi con lên Tòa án nhân dân quận/huyện nơi bị đơn đang cư trú.

- Bước 2: Sau khi Tòa nhận đơn khởi kiện thì sẽ ra thông báo cho anh nộp tiền tạm ứng án phí.

- Bước 3: Anh sẽ nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án của quận/huyện và nộp lại biên lai tạm ứng án phí cho Tóa án.

- Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án và giải quyết vụ án.

Trên đây là toàn bộ nội dung mà chúng tôi giải đáp câu hỏi mà anh gửi về cho chúng tôi. DHLaw rất mong vấn đề của anh sớm được giải quyết. Còn nếu như anh vẫn còn vướng mắc vấn đề gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ. Đội ngũ Luật sư DHLaw với kinh nghiệm tư vấn nhiều năm đảm bảo nếu như anh đến với chúng tôi thì vấn đề của anh sẽ sớm được như mình mong muốn.
------------------------------------------------------------------------
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ

Bộ phận Tư vấn Luật Hôn nhân – Gia đình DHLaw
Add: 185 Nguyễn Văn Thương, phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850 hoặc 01656 049 000
Email: contact@dhlaw.com.vn

Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thủ tục ly hôn với người mất tích

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài

Thủ Tục Ly Hôn Có Yếu Tố Nước Ngoài