DHTax

Thừa kế tài sản không có di chúc tiến hành như thế nào?

Thừa kế tài sản không có di chúc được tiến hành như thế nào? Đây là câu hỏi thắc mắc của rất nhiều khách hàng từng đặt ra cho công ty luật DHLaw chúng tôi. Và để làm rõ vấn đề này chúng tôi xin đưa ra một tình huống cụ thể mà Khách hàng từng hỏi như sau:

Thừa kế tài sản không có di chúc tiến hành như thế nào?
Thừa kế tài sản không có di chúc tiến hành như thế nào?

Tôi là Công năm nay tôi 35 tuổi, hiện đang sống tại Vũng Tàu, tôi có một vấn đề không biết nên giải quyết như thế nào. Tôi nghe nói DHLaw là một trong những công ty Luật uy tín tại TPHCM vì vậy tôi rất mong nhận đucợ sự tư vấn từ Qúy công ty. Vấn đề của tôi như sau: Bố tôi mất năm 2011, mẹ tôi mới mất năm 2015 nhưng do bà ra đi một cách đột ngột nên không để lại di chúc, tài sản mà mẹ tôi để lại là một ngôi nhà (ngôi nhà đó hiện tại tôi đang sống) với một miếng đất rộng khoảng 200m2 đang đứng tên của mẹ. Giờ mấy anh em tôi kêu là chia đều miếng đất đó ra. Vậy thưa Luật sư tôi nên làm gì cho miếng đất đó? Thủ tục để chia mảnh đất đó gồm những giấy tờ gì? Và tôi cần làm làm những giấy tờ pháp lý gì để sang tên mẹ tôi thành tên tôi trên giấy tờ nhà?

Với câu hỏi của anh Công chúng tôi xin lần lượt giải đáp vấn đề của anh như sau:

Theo những gì mà anh trình bày thì các anh em của anh chỉ yêu cầu chia phần tài sản là miếng đất chứ ngôi nhà thì không. Căn cứ vào Điều 676 của luật Dân sự năm 2005 thì những người được thừa hưởng tài sản thừa kế đúng pháp luật được quy định như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Tham khảo thêm: Cách chia tài sản thừa kế

Như vậy các anh em của anh vẫn được nhận một phần thừa kế mà mẹ anh để lại nhé. Tuy nhiên, trước hết anh cần làm thủ tục khai nhận di sản thừa kế.

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

-Các loại giấy tờ liên quan đến tài sản thừa kế như đất, nhà ở,…

-Giấy tờ chứng minh tài sản người chết để lại di sản thừa kế;

-Giấy chứng tử chứng minh người chết để lại di sản thừa kế;

-Các giấy tờ cá nhân của những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

Hi vọng nội dung bài viết về Luật thừa kế tài sản không có di chúc trên đây sẽ giúp anh giải quyết được vấn đề của mình một cách nhanh chóng nhằm tránh tình trạng anh em trong gia đình trở nên bất hòa với nhau.

Ngoài ra, nếu anh không có thời gian hoặc không tự tin là mình sẽ hoàn thành hồ sơ sớm thì hãy để công ty Luật DHLaw của chúng tôi thay anh giải quyết tất cả trong thời gian sớm nhất với mức chi phí vô cùng thấp. Hãy gọi cho chúng tôi nhé nếu Qúy khách gặp phải khó khăn gì liên quan đến pháp lý. Chúc anh Công luôn vui khỏe.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Pháp Luật về Thừa kế DHLaw
Add: Số 103 đường D1, phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thủ tục ly hôn với người mất tích

Dịch Vụ Tư Vấn Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài