DHTax

Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi phần thừa kế tài sản không có di chúc

Sinh – lão – bệnh – tử là một trong những quy luật bất biến mà mỗi con người ai cũng trải qua dù sớm hay muộn. Tuy nhiên, có những trường hợp người thân ra đi quá đột ngột nên không kịp để lại di chúc thừa kế cho người con sống dẫn đến tình trạng tranh chấp giữa các người thân trong gia đình. Nhằm tránh được những tình trạng tồi tệ nhất đối với các người thân trong gia đình vì vậy công ty Luật DHLaw giới thiệu đến quý khách gói dịch vụ tư vấn luật thừa kế tài sản không có di chúc.
Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi phần thừa kế tài sản không có di chúc
Cần chuẩn bị giấy tờ gì khi phần thừa kế tài sản không có di chúc
Dịch vụ tư vấn thừa kế không để lại di chúc là một trong những dịch vụ pháp lý đáng tin cậy tại công ty Luật DHLaw. Với dịch vụ này công ty chúng tôi có đội ngũ Luật sư dày dặn kinh nghiệp cũng như tác phong làm việc hết sức chuyên nghiệp vì thế đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của Qúy khách hàng gần xa, có thể nói đó là một trong những thành công và là sự hãnh diện của công ty chúng tôi.

Tham khảo thêm: Cách chia tài sản thừa kế

Trong trường hợp người thân mất nhưng không kịp để lại di chúc thì quyền thừa kế tài sản được pháp Luật quy định như sau:

Căn cứ theo Điều 676 của Luật Dân sự năm 2005, quy định:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

d) Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

e) Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Các giấy tờ cần thiết để chuẩn bị khai nhận di sản thừa kế đối với người mất không để lại di chúc bao gồm:

- Văn bản khai nhận di sản;

- Bản sao giấy tờ tuỳ thân;

- Giấy tờ để chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó;

- Giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế;

- Giấy chứng tử (bản chính kèm bản sao) của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết (bản chính kèm bản sao).

Sau khi thủ tục khai nhận di sản thừa kế đã hoàn thành và có quyết định thì người được thừa kế phần tài sản mà người chết để lại cần tiến hành làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng phần tài sản đó.

Trên đây là những nội dung tư vấn cơ bản nhất mà công ty Luật uy tín tại TPHCM gửi đến Qúy khách nếu còn vấn đề gì chưa rõ Qúy khách vui lòng đến trực tiếp công ty chúng tôi để được tư vấn Luật miễn phí, kịp thời hoặc Qúy khách có thể nhấc máy lên và gọi vào Hotline 0909 854 850 để được hỗ trợ, tư vấn 24/24.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Bộ phận Tư vấn Pháp Luật về Thừa kế DHLaw
Add: Số 103 đường D1, phường 25, Bình Thạnh, TP. HCM.
Tell: 028 66 826 954
Hotline: 0909 854 850
Email: contact@dhlaw.com.vn
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng!
Trân trọng./.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tư vấn thủ tục ly hôn với người mất tích

Dịch Vụ Tư Vấn Mua Bán Sáp Nhập Doanh Nghiệp

Dịch vụ kết hôn với người nước ngoài